MỜI MỌI NGƯỜI THAM GIA CUỘC THI SÁNG KIẾN GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA HUẾ - NĂM 2023
Giải pháp sáng kiến tập trung vào 3 nhóm vấn đề: TIẾT GIẢM, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ rác thải nhựa.
Kinh phí tài trợ triển khai có thể lên đến 500 triệu đồng/dự án.
Thời gian đăng ký: đến 31.3.2023.
Chi tiết thông tin tại:
https://www.sangkiengiamnhua.com. https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=237624475263456&id=100070477153278&mibextid=Nif5oz
………………………………………………..
RÁC THẢI NHỰA - TẠI SAO CHÚNG TA CẦN QUAN TÂM ?
Nhựa rất tiện lợi cho sinh hoạt của con người. Nhưng, những vật dụng nhựa như ống hút, hộp xốp, vỏ chai nhựa,... mà chúng ta “tiện tay” vứt ở nơi công cộng, sông ngòi, biển cả... cần thời gian phân hủy từ 100 - 1000 năm.
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa bị thải ra môi trường.
👉Riêng ở Thành phố Huế và các huyện, thị xã lân cận, trung bình mỗi ngày có hơn 400 tấn rác thải sinh hoạt. Chiếm hơn 15,4% trong số đó là rác thải nhựa
Rác thải nhựa đã và đang trở thành một trong những tác nhân số 1 gây ô nhiễm môi trường thông qua việc:
- Cản trở quá trình vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng vào đất, khiến cho cây trồng chậm phát triển.
-Gây ra cái chết ở các loài động vật, vi sinh vật nếu vô tình ăn phải những mảnh nhựa bị phân rã từ rác thải.
-Hạt vi nhựa khi đi vào cơ thể con người thông qua nguồn nước, thức ăn sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp, hệ thần kinh,...
-Khí dioxin, furan được sinh ra từ quá trình tiêu hủy rác thải nhựa có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, khó thở, giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc ung thư,... ở con người.
-Tác nhân chính gây nên hiện tượng “ô nhiễm trắng”, ô nhiễm không khí và nguồn nước, làm mất cân bằng sinh thái.
-----------------------------------------