I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Dưới tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, chính quyền Pháp ở chính quốc thực hiện việc trút gánh nặng lên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam làm cho đời sống người dân bản địa trở nên cơ cực. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn tiến hành khủng bố, bắt bớ nhiều chiến sĩ yêu nước (sau khởi nghĩa Yên Bái 9/2/1930), dẫn đến bầu không khí chính trị thêm căng thẳng và ngột ngạt. Chính điều đó đã đưa đến nhiều cuộc đấu tranh của Nhân dân liên tiếp nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngay sau khi ra đời ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Bên cạnh phong trào đấu tranh của công nhân, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân cũng nổ ra, trong đó đỉnh cao là cuộc đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
II. DIỄN BIẾN CỦA PHONG TRÀO XÔ VIẾT - NGHỆ TĨNH
Dưới ánh sáng của Đảng, cao trào cách mạng đã diễn ra trên 25 tỉnh, thành trong cả nước; đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, trong đó Nghệ Tĩnh là nơi phát triển mạnh mẽ nhất.
Trên phạm vi cả nước, đã xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh với hình thức và khẩu hiệu đấu tranh phong phú, như: rải truyền đơn, treo cờ Đảng, tổ chức mít-tinh, biểu tình, tuần hành thị uy… Mục tiêu đấu tranh quyết liệt, ngoài mục tiêu kinh tế, còn có mục tiêu chính trị; kết hợp mục tiêu kinh tế với chính trị, kết hợp giữ thành thị và nông thôn; lực lượng cách mạng đã có sự liên kết giữa công nhân nhà máy với nông dân làng xã...
Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế…; bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính, như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị”…
Tháng 5, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5. Các bước đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
Trong các tháng 6, 7, 8, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác. Ngày 1/8/1930, cuộc tổng bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy đã nổ ra nhân Ngày Quốc tế chống chiến tranh. Từ Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đã lan rộng ra hầu khắp các huyện trong hai tỉnh, cuộc mít-tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Không chịu lùi bước trước sức mạnh của kẻ thù, được Nhân dân các vùng xung quanh ủng hộ, tháng 8/1930, cuộc đấu tranh đã phát triển đến đỉnh cao trên phạm vi toàn quốc. Công - Nông đã kết hợp với nhau, tổ chức các cuộc mít-tinh biểu tình hưởng ứng Ngày Quốc tế chống chiến tranh (ngày 1/8 hằng năm). Nghệ Tĩnh tiếp tục là nơi diễn ra hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trên quy mô huyện và liên huyện. Các cuộc biểu tình với quy mô lớn đã lôi kéo hàng chục ngàn người kết thành một khối, cuộc đấu tranh nọ kế tiếp cuộc đấu tranh kia nổ ra không dứt và từng bước chuyển sang bạo động.
Ngày 30/8/1930, hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn biểu tình kéo đến huyện lỵ phá huyện đường. Ngày 1/9/1930, gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình, tiến vào huyện đường phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ, sổ sách... Bọn hào lý địa phương bỏ chạy, Nhân dân đã đứng ra tổ chức và tự điều hành mọi hoạt động trong xã.
Đặc biệt, ngày 12/9 /1930, phong trào được đẩy lên đỉnh cao với cuộc đấu tranh của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài kéo về thành phố Vinh, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội tự vệ được trang bị gậy, dao... Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm lực lượng và vũ khí tự tạo.
Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom, xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc nhà. Điều động lính Pháp và lính khố xanh về đóng chốt tại Vinh - Bến Thủy, cho quân đốt phá, triệt hạ làng mạc. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ, 217 nóc nhà bị đốt cháy, 30 người bị bắn chết.
Song điều đó cũng không ngăn cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc đấu tranh thêm sục sôi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ. Người biểu tình kéo về huyện lỵ, đập phá nhà lao, đốt phá các huyện đường, bao vây đồn lính khố xanh. Điều này đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân - phong kiến tan rã hay lung lay ở nhiều huyện, xã. Nhiều viên chức Nhà nước, như: lý trưởng, tri huyện đã bỏ trốn vì sức ép này. Vì vậy, chỉ trong 3 tháng kể từ ngày 1/5/1930, ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã có 97 cuộc đấu tranh của công - nông, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy.
Từ tháng 9/1930 trở đi, sau hai cuộc biểu tình lớn của nông dân hai huyện Nam Đàn, Thanh Chương, cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ đảng. Bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân - phong kiến từ huyện đến xã. Trước bão táp cách mạng của quần chúng, hệ thống chính quyền của thực dân - phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo âu. Ở Vinh, mỗi người Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn, phòng khi bị tấn công. Trong giới quan lại phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác. Số quan lại được cử ra thay thế cũng dè dặt trong khi làm nhiệm vụ.
Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và triều đình Huế đã phải thay tới ba tổng đốc ở Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt. Tri huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần. Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng. Chính quyền địch ở nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô Viết. Chính quyền Xô Viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thủy, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn... Ngay từ khi ra đời, Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội cho nông dân.
Về chính trị, Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân - phong kiến và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột Nhân dân; đồng thời thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho Nhân dân, như: tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền… trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ...
Về kinh tế, không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho Nhân dân số tiền thuế đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân, quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công... Một số nơi còn sử dụng ruộng đất công tổ chức cho Nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp, như: ở làng Thượng Thọ (huyện Thanh Chương), làng Thượng Hà, Thuận Thiên (huyện Can Lộc). 631 làng thuộc 7 huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599 mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394 đồng bạc quỹ công của làng xã.
Về văn hóa - xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc…; giáo dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức Nhân dân giúp đỡ lẫn nhau…
Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông - Xô Viết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới cho nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt. Những tiếng gọi “cộng sản”, “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu hiệu hành động của quần chúng. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xô Viết.
Nhận thấy tình hình đã chuyển biến nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, chính quyền Pháp ở thuộc địa đã tập trung lực lượng để đàn áp tiêu diệt phong trào. Cuối năm 1930, cuộc đấu tranh giữa ta và địch vẫn diễn ra gay go ác liệt. Trong những tháng đầu năm 1931, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất nặng vì nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng ở Nghệ - Tĩnh bị địch bắt.
Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp trở lại thực hiện chính sách khủng bố, trấn áp phong trào này. Trong quá trình trấn áp, chính quyền Pháp đã điều động binh lính lập hệ thống đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhằm phong tỏa, bao vây, cô lập và tiến đến kiểm soát vùng này. Cùng với việc cho lực lượng binh lính đi càn quét, triệt hạ làng mạc, bắn vào lực lượng nổi dậy, quân Pháp còn thực hiện việc chia rẽ, mua chuộc một số phần tử trong cuộc biểu tình. Nhiều cơ quan đầu não của Đảng, các cơ sở trong dân bị phá vỡ, nhiều đảng viên, người biểu tình bị bắt giam hoặc hành quyết. Theo ước tính, có hàng trăm người bị bắt, bị kết án tù giam trong các nhà tù ở Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột và Côn Đảo.
Phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần lắng xuống; các Xô Viết lần lượt bị giải tán trong tháng 6/1931. Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh dần lắng xuống, rồi thoái trào và cuối cùng đi đến thất bại, chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng. Cuối năm 1931, một số cuộc mít-tinh và biểu tình nhỏ của quần chúng còn nổ ra ở một số xã; việc rải truyền đơn và treo cờ đỏ còn kéo dài đến năm 1932. Một số cán bộ và đảng viên còn lại vẫn kiên trì hoạt động trong quần chúng.
III. Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG XÔ VIẾT - NGHỆ TĨNH
Tuy phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành truyền thống, giá trị văn hóa, góp phần tạo nên sức mạnh trường tồn của dân tộc.
Xô Viết - Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cao trào cách mạng cùng sự ra đời của chính quyền Xô Viết là kết tinh sức mạnh to lớn của khối liên minh công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
Chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân nô lệ.
Xô Viết - Nghệ Tĩnh - Xô Viết Việt Nam đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam là sự phát triển tất yếu của cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước trong những năm 1930 - 1931. Từ phong trào này, lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chính quyền cách mạng ở một số vùng nông thôn đã ra đời.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.
Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã để lại bài học lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp Nhân dân của Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của Nhân dân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm lịch sử quý báu là bao giờ Nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, thì họ sẽ tích cực, tự giác tham gia hưởng ứng. Và chính Đảng ta ngay từ đầu đã giúp Nhân dân cảm nhận được những lợi ích cơ bản và cấp bách của mình thông qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn là giành độc lập, thoát khỏi ách nô lệ, giành ruộng đất, nhà máy về tay công - nông, thực hiện những quyền dân sinh, dân chủ cơ bản đầu tiên...; từ đó khơi dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong quần chúng.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với xu thế phát triển thời đại và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của Nhân dân để hình thành động lực, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề đặt ra là hình thành và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế như thế nào để sự phát triển của đất nước phải thực sự gắn liền với lợi ích vật chất - tinh thần của mọi tầng lớp, mọi con người Việt Nam thì mới tạo được động lực thúc đẩy và phát huy cao độ sức mạnh của Nhân dân, của các tổ chức trong xã hội. Việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; thực hiện được tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ và khát vọng cháy bỏng của các chiến sĩ Xô Viết - Nghệ Tĩnh là giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu; ai cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà để ở và tiến tới được ăn ngon, mặc ấm, mặc đẹp, có nhà ở khang trang; ai cũng được học, học có chất lượng; người có bệnh được chữa bệnh chu đáo; mọi người sống với nhau có nghĩa có tình, đầm ấm, hạnh phúc... Đó chính là động lực cách mạng to lớn trong thời kỳ mới.
Ngày tưởng niệm phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh là ngày 12/9 hàng năm, đánh dấu bằng sự đàn áp cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên. Hàng năm, cứ đến ngày này lại có những hoạt động tưởng niệm phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Tên Xô Viết - Nghệ Tĩnh được đặt cho một số con đường ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, thành phố Hà Tĩnh... và một cây cầu ở Cần Thơ.
Nhiều chiến sĩ, những người lãnh đạo phong trào đã được phong tặng liệt sĩ, anh hùng, tên nhiều người được đặt cho nhiều con đường, trường học, như: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật...
* * *
90 năm đã trôi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô Viết - Nghệ Tĩnh những năm 30 thế kỷ XX vẫn luôn bừng cháy trong mỗi người dân yêu nước Việt Nam, nhất là vào những thời điểm có tính bước ngoặt của dân tộc. Tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh không chỉ đồng hành cùng Nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay./.I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Dưới tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, chính quyền Pháp ở chính quốc thực hiện việc trút gánh nặng lên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam làm cho đời sống người dân bản địa trở nên cơ cực. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn tiến hành khủng bố, bắt bớ nhiều chiến sĩ yêu nước (sau khởi nghĩa Yên Bái 9/2/1930), dẫn đến bầu không khí chính trị thêm căng thẳng và ngột ngạt. Chính điều đó đã đưa đến nhiều cuộc đấu tranh của Nhân dân liên tiếp nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngay sau khi ra đời ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Bên cạnh phong trào đấu tranh của công nhân, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân cũng nổ ra, trong đó đỉnh cao là cuộc đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
II. DIỄN BIẾN CỦA PHONG TRÀO XÔ VIẾT - NGHỆ TĨNH
Dưới ánh sáng của Đảng, cao trào cách mạng đã diễn ra trên 25 tỉnh, thành trong cả nước; đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, trong đó Nghệ Tĩnh là nơi phát triển mạnh mẽ nhất.
Trên phạm vi cả nước, đã xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh với hình thức và khẩu hiệu đấu tranh phong phú, như: rải truyền đơn, treo cờ Đảng, tổ chức mít-tinh, biểu tình, tuần hành thị uy… Mục tiêu đấu tranh quyết liệt, ngoài mục tiêu kinh tế, còn có mục tiêu chính trị; kết hợp mục tiêu kinh tế với chính trị, kết hợp giữ thành thị và nông thôn; lực lượng cách mạng đã có sự liên kết giữa công nhân nhà máy với nông dân làng xã...
Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế…; bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính, như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị”…
Tháng 5, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5. Các bước đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
Trong các tháng 6, 7, 8, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác. Ngày 1/8/1930, cuộc tổng bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy đã nổ ra nhân Ngày Quốc tế chống chiến tranh. Từ Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đã lan rộng ra hầu khắp các huyện trong hai tỉnh, cuộc mít-tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Không chịu lùi bước trước sức mạnh của kẻ thù, được Nhân dân các vùng xung quanh ủng hộ, tháng 8/1930, cuộc đấu tranh đã phát triển đến đỉnh cao trên phạm vi toàn quốc. Công - Nông đã kết hợp với nhau, tổ chức các cuộc mít-tinh biểu tình hưởng ứng Ngày Quốc tế chống chiến tranh (ngày 1/8 hằng năm). Nghệ Tĩnh tiếp tục là nơi diễn ra hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trên quy mô huyện và liên huyện. Các cuộc biểu tình với quy mô lớn đã lôi kéo hàng chục ngàn người kết thành một khối, cuộc đấu tranh nọ kế tiếp cuộc đấu tranh kia nổ ra không dứt và từng bước chuyển sang bạo động.
Ngày 30/8/1930, hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn biểu tình kéo đến huyện lỵ phá huyện đường. Ngày 1/9/1930, gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình, tiến vào huyện đường phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ, sổ sách... Bọn hào lý địa phương bỏ chạy, Nhân dân đã đứng ra tổ chức và tự điều hành mọi hoạt động trong xã.
Đặc biệt, ngày 12/9 /1930, phong trào được đẩy lên đỉnh cao với cuộc đấu tranh của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài kéo về thành phố Vinh, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội tự vệ được trang bị gậy, dao... Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm lực lượng và vũ khí tự tạo.
Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom, xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc nhà. Điều động lính Pháp và lính khố xanh về đóng chốt tại Vinh - Bến Thủy, cho quân đốt phá, triệt hạ làng mạc. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ, 217 nóc nhà bị đốt cháy, 30 người bị bắn chết.
Song điều đó cũng không ngăn cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc đấu tranh thêm sục sôi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ. Người biểu tình kéo về huyện lỵ, đập phá nhà lao, đốt phá các huyện đường, bao vây đồn lính khố xanh. Điều này đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân - phong kiến tan rã hay lung lay ở nhiều huyện, xã. Nhiều viên chức Nhà nước, như: lý trưởng, tri huyện đã bỏ trốn vì sức ép này. Vì vậy, chỉ trong 3 tháng kể từ ngày 1/5/1930, ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã có 97 cuộc đấu tranh của công - nông, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy.
Từ tháng 9/1930 trở đi, sau hai cuộc biểu tình lớn của nông dân hai huyện Nam Đàn, Thanh Chương, cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ đảng. Bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân - phong kiến từ huyện đến xã. Trước bão táp cách mạng của quần chúng, hệ thống chính quyền của thực dân - phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo âu. Ở Vinh, mỗi người Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn, phòng khi bị tấn công. Trong giới quan lại phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác. Số quan lại được cử ra thay thế cũng dè dặt trong khi làm nhiệm vụ.
Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và triều đình Huế đã phải thay tới ba tổng đốc ở Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt. Tri huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần. Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng. Chính quyền địch ở nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô Viết. Chính quyền Xô Viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thủy, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn... Ngay từ khi ra đời, Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội cho nông dân.
Về chính trị, Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân - phong kiến và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột Nhân dân; đồng thời thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho Nhân dân, như: tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền… trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ...
Về kinh tế, không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho Nhân dân số tiền thuế đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân, quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công... Một số nơi còn sử dụng ruộng đất công tổ chức cho Nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp, như: ở làng Thượng Thọ (huyện Thanh Chương), làng Thượng Hà, Thuận Thiên (huyện Can Lộc). 631 làng thuộc 7 huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599 mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394 đồng bạc quỹ công của làng xã.
Về văn hóa - xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc…; giáo dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức Nhân dân giúp đỡ lẫn nhau…
Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông - Xô Viết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới cho nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt. Những tiếng gọi “cộng sản”, “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu hiệu hành động của quần chúng. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xô Viết.
Nhận thấy tình hình đã chuyển biến nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, chính quyền Pháp ở thuộc địa đã tập trung lực lượng để đàn áp tiêu diệt phong trào. Cuối năm 1930, cuộc đấu tranh giữa ta và địch vẫn diễn ra gay go ác liệt. Trong những tháng đầu năm 1931, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất nặng vì nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng ở Nghệ - Tĩnh bị địch bắt.
Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp trở lại thực hiện chính sách khủng bố, trấn áp phong trào này. Trong quá trình trấn áp, chính quyền Pháp đã điều động binh lính lập hệ thống đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhằm phong tỏa, bao vây, cô lập và tiến đến kiểm soát vùng này. Cùng với việc cho lực lượng binh lính đi càn quét, triệt hạ làng mạc, bắn vào lực lượng nổi dậy, quân Pháp còn thực hiện việc chia rẽ, mua chuộc một số phần tử trong cuộc biểu tình. Nhiều cơ quan đầu não của Đảng, các cơ sở trong dân bị phá vỡ, nhiều đảng viên, người biểu tình bị bắt giam hoặc hành quyết. Theo ước tính, có hàng trăm người bị bắt, bị kết án tù giam trong các nhà tù ở Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột và Côn Đảo.
Phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần lắng xuống; các Xô Viết lần lượt bị giải tán trong tháng 6/1931. Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh dần lắng xuống, rồi thoái trào và cuối cùng đi đến thất bại, chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng. Cuối năm 1931, một số cuộc mít-tinh và biểu tình nhỏ của quần chúng còn nổ ra ở một số xã; việc rải truyền đơn và treo cờ đỏ còn kéo dài đến năm 1932. Một số cán bộ và đảng viên còn lại vẫn kiên trì hoạt động trong quần chúng.
III. Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG XÔ VIẾT - NGHỆ TĨNH
Tuy phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành truyền thống, giá trị văn hóa, góp phần tạo nên sức mạnh trường tồn của dân tộc.
Xô Viết - Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cao trào cách mạng cùng sự ra đời của chính quyền Xô Viết là kết tinh sức mạnh to lớn của khối liên minh công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
Chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân nô lệ.
Xô Viết - Nghệ Tĩnh - Xô Viết Việt Nam đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam là sự phát triển tất yếu của cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước trong những năm 1930 - 1931. Từ phong trào này, lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chính quyền cách mạng ở một số vùng nông thôn đã ra đời.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.
Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã để lại bài học lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp Nhân dân của Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của Nhân dân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm lịch sử quý báu là bao giờ Nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, thì họ sẽ tích cực, tự giác tham gia hưởng ứng. Và chính Đảng ta ngay từ đầu đã giúp Nhân dân cảm nhận được những lợi ích cơ bản và cấp bách của mình thông qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn là giành độc lập, thoát khỏi ách nô lệ, giành ruộng đất, nhà máy về tay công - nông, thực hiện những quyền dân sinh, dân chủ cơ bản đầu tiên...; từ đó khơi dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong quần chúng.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với xu thế phát triển thời đại và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của Nhân dân để hình thành động lực, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề đặt ra là hình thành và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế như thế nào để sự phát triển của đất nước phải thực sự gắn liền với lợi ích vật chất - tinh thần của mọi tầng lớp, mọi con người Việt Nam thì mới tạo được động lực thúc đẩy và phát huy cao độ sức mạnh của Nhân dân, của các tổ chức trong xã hội. Việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; thực hiện được tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ và khát vọng cháy bỏng của các chiến sĩ Xô Viết - Nghệ Tĩnh là giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu; ai cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà để ở và tiến tới được ăn ngon, mặc ấm, mặc đẹp, có nhà ở khang trang; ai cũng được học, học có chất lượng; người có bệnh được chữa bệnh chu đáo; mọi người sống với nhau có nghĩa có tình, đầm ấm, hạnh phúc... Đó chính là động lực cách mạng to lớn trong thời kỳ mới.
Ngày tưởng niệm phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh là ngày 12/9 hàng năm, đánh dấu bằng sự đàn áp cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên. Hàng năm, cứ đến ngày này lại có những hoạt động tưởng niệm phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Tên Xô Viết - Nghệ Tĩnh được đặt cho một số con đường ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, thành phố Hà Tĩnh... và một cây cầu ở Cần Thơ.
Nhiều chiến sĩ, những người lãnh đạo phong trào đã được phong tặng liệt sĩ, anh hùng, tên nhiều người được đặt cho nhiều con đường, trường học, như: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật...
* * *
90 năm đã trôi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô Viết - Nghệ Tĩnh những năm 30 thế kỷ XX vẫn luôn bừng cháy trong mỗi người dân yêu nước Việt Nam, nhất là vào những thời điểm có tính bước ngoặt của dân tộc. Tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh không chỉ đồng hành cùng Nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay./.