Tham dự Hội nghị có ông Lê Thành Phước - Phó trưởng phòng kinh tế thị xã, Bà Nguyễn Thị Hồng Oanh - UVTV - Phó chủ tịch UBND xã; ông Đỗ Khoa – giám đốc HTX NN Hương Vinhcùng bà con xã viên.
Căn cứ Quyết định số: 600 -QĐ/UBND ngày 14/5/2020của UBND Thị Hương Trà về việc phê duyệt các dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2020.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trong việc liên kết sản xuất gắn với cung ứng và bao tiêu sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất của nông dân trên địa bàn xã, UBND xã Hương Vinh đã phối hợp với Phòng kinh tế Thị xã Hương Tràvà chỉ đạo HTX NN Hương Vinh tổ chức họp các đội trưởng đội sản xuất và nông dân Đội 12B để triển khai và thông báo các nội dungdự án để triển khai thực hiện trong vụ Hè Thu năm 2020.
Theo đó, UBND xã Hương Vinh đã thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao10 ha tại xứ đồng Bàu Dụng và Bìa Lai tại đội 12B, giống lúa Hà Phát 3 với 38 hộ tham gia và tiến hành gieo sạ từ ngày 16/5/2020.
Tại Hội nghị đã được nghe ôngLê Thành Phước - Phó trưởng phòng kinh tế thị xã cho biết về những đặc tính chủ yếu của giống lúa Hà Phát 3: Giống lúa Hà Phát 3 là giống lúa nhập nội, thuần đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận, thời gian sinh trưởng của cây lúa với vụ Đông Xuân là 115 ngày, vụ Hè Thu là 95 ngày, chiều cao cây lúa từ 100-105 cm, tỷ lệ nảy mầm cao, có dạng khóm gọn, màu sắc lá xanh, thẳng, sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh trung bình, cây cứng khả năng kháng bệnh khô vằn, đạo ôn, bông to, dài. Chất lượng cơm ngon, vị đậm ăn nguội vẫn còn dẻo. Đặc biệt chống đổ rất tốt , chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh khá, chịu thâm canh, phạm vi thích ứng rộng, năng suất trung bình đạt từ 65-70 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80 tạ/ha và một số kỹ thuật cũng như quy trình áp dụng đối với giống lúa này.
Trong thời gian triển khai thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật kết hợp cùng với HTX NN Hương Vinh cùng nông dân thường xuyên thăm đồng để theo dõi, kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường, dự đoán những nguy cơ có thể xảy ra trên đồng ruộng, thảo luận cùng HTX và bà con nông dân để đưa ra các giải pháp xử lý có hiệu quả nhất nhằm hạn chế những thiệt hại một cách thấp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Về giống láu, người dân được Nhà nước hỗ trợ 50% giống và 30% về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Qua thời gian trồng và thu hoạch, đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy trên 1 ha diện tích đất, thực hiện liên kết giống láu chất lượng thì lợi nhuận cao hơn 18.870.000 đồng/ha so với giống lúa HT1 sản xuất đại trà, điều này đã làm cho người nông dân rất vui mừng và phấn khởi.
Dự án liên kết sản xuất lúa chất lượng là bước khởi đầu còn nhiều khó khăn nhưng vơi sự đồng thuận cao của lãnh đạo các cấp, các ngành và bà con nông dân nên đã cho thấy xu thế tất yếu của sự liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Liên kết sản xuất lúa là hướng đi đúng để phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Trong thời gian tới UBND xã sẽ tiếp tục chỉ đạo HTX NN cùng với các đội mở rộng dự án liên kết sản xuất lúa chất lượng , áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ,hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, giữa các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trên toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa gạo giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo hướng an toàn, xây dựng thương hiệu lúa gạo, hàng hóa tại địa phương.
|
Người viết tin – Nguyễn Văn Do
|