Ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trường mầm non tư thục nơi chị Lê Thị Thùy Trang (thành phố Huế) làm việc buộc phải tạm dừng hoạt động nhiều lần rồi đóng cửa. Sau khi được hướng dẫn, chị Trang làm đơn đề nghị và sớm được thông báo nhận tiền hỗ trợ. "Trong thời điểm khó khăn này, khoản tiền hỗ trợ từ Chính phủ và sự quan tâm của các cấp chính quyền có ý nghĩa rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với gia đình tôi" - chị Trang bộc bạch.
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh, về nhóm 1 hỗ rợ, nhóm do cơ quan Bảo hiểm xã hội và Ngân hàng chính sách xã hội giải quyết hoặc chi trả, hiện nay toàn tỉnh đã thực hiện xong việc giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh từ 1/7/2021 đến 30/6/2022 (thuộc nhóm 1) cho 1.633 đơn vị, doanh nghiệp với 113.076 người lao động được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, với tổng số tiền 36.273 triệu đồng. Đối với nhóm 2 (Nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ địa phương 60% mức thực chi, 40% còn lại do các địa phương) và nhóm 3 (100 % ngân sách địa phương), qua thống kê rà soát, dự kiến nhu cầu kinh phí để thực hiện chính sách cho nhóm 2 là 22,41 tỷ đồng và cho nhóm 3 là 45,02 tỷ đồng, tổng kinh phí địa phương dự kiến phải đảm bảo để chi chính sách là 53,984 tỷ đồng...
Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ
Từ nay đến cuối năm 2021, thành phố Huế đẩy mạnh triển khai, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2021 sau khi các xã, phường của 3 huyện, thị xã sáp nhập vào thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội. Trong đó, đưa chỉ tiêu giải quyết việc làm mới lên 9.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên đạt 75%,
Theo lãnh đạo UBND thành phố Huế, sắp tới, thành phố tiếp tục phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn tăng cường công tác tư vấn, tuyển sinh lao động tham gia học các ngành nghề có nhu cầu trên thị trường, thực hiện các chính sách ưu đãi về đào tạo nghề cho lao động thuộc đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, lao động tái định cư, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn cho người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; thông qua các kênh vay vốn, chương trình dạy nghề, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động tại các sàn giao dịch việc làm… để góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống Nhân dân.
Để gói hỗ trợ sớm đến được các đối tượng khó khăn do dịch, Sở LĐTB&XH cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn. Phạm vi, lĩnh vực quản lý, đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, không để xảy ra việc lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực...