Về nguyên tắc phối hợp giữa CSCĐ với các lực lượng khác và chính quyền địa phương quy định tại Điều 19 dự thảo luật chưa quy định về trách nhiệm và chế độ chính sách của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ CSCĐ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đồng thời cần bổ sung quy định về phối hợp với các cơ quan, tổ chức nước ngoài của CSCĐ được tiến hành…
Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự án Luật đã đề cập trực tiếp, khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập về quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ giống cây trồng thời gian qua, có những sửa đổi, bổ sung tương thích với cam kết và điều ước quốc tế.
Đại biểu Phạm Như Hiệp cho rằng, tại khoản 12, điều 4 về giải thích từ ngữ nói về “sáng chế, giải pháp kỹ thuật, hoặc quy trình ứng dụng, quy luật tự nhiên…” cũng là 1 sản phẩm trí tuệ. Thế nhưng tại điều 15 “các đối tượng không thuộc bảo hộ quyền tác giả” có phần “quy trình”. Theo đại biểu, “quy trình” nên để trong quyền bảo hộ tác giả bởi vì muốn có quy trình thì chúng ta phải ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới xây dựng được quy trình. Nếu như không đưa vào giải pháp bảo hộ thì sau này nguy cơ một số các sản phẩm trí tuệ của Việt Nam sẽ không có bản quyền hoặc sẽ bị nhái hoặc bị lợi dụng để thực hiện một số công việc khác, ảnh hưởng đến kinh tế và sức sáng tạo của người sáng chế, đội ngũ trí thức.
Tại điều 9, việc sử dụng thương hiệu của cơ quan, tổ chức và quyền, trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ SHTT thì rõ ràng các quyền và các thương hiệu của cơ quan tổ chức rất quan trọng, là giá trị được bảo vệ và khẳng định thương hiệu. Ví dụ như Huế có thương hiệu về áo dài, bánh Huế, Bún bò Huế (của cá nhân)… do vậy việc sử dụng thương hiệu của các cá nhân, tổ chức cũng phải được bảo vệ.