Tìm kiếm tin tức



 
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận ở tổ về Luật Cảnh sát cơ động và Luật Sở hữu trí tuệ
Ngày cập nhật 24/10/2021

Chiều 21/10, Đoàn ĐBQH tỉnh tiến hành thảo luận ở tổ về Dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành Luật CSCĐ nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, “ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng”, trong đó có lực lượng CCSCĐ.

Các đại biểu cho rằng CSCĐ là lực lượng có tính chất đặc thù so với các lực lượng khác trong CAND, lực lượng này được huấn luyện thường xuyên, chuyên sâu để cơ động nhanh giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp về ANTT, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin, trấn áp các loại tội phạm nguy hiểm có sử dụng vũ khí, giải tán các vụ gây rối, biểu tình... nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo TTATXH trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng Luật về lực lượng CSCĐ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho rằng, sau gần 8 năm thực hiện Pháp lệnh CSCĐ năm 2013, tình hình về an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi tăng cường quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, Pháp lệnh CSCĐ đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, làm hạn chế năng lực thực thi pháp luật của lực lượng CSCĐ. Sau khi Luật CSCĐ được ban hành sẽ giúp cho lực lượng CSCĐ có căn cứ thực thi pháp luật nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân, đặc biệt trấn áp được những hành vi vi phạm pháp luật.

Về hệ thống tổ chức của CSCĐ, đại biểu Nguyễn Thị Sửu thống nhất phương án 1 tại Điều 13 dự thảo luật theo hướng quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân, bảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cũng như không phải sửa đổi Luật CSCĐ nhiều lần.

Đại biểu Phạm như Hiệp phát biểu đóng góp ý kiến 

Về nguyên tắc phối hợp giữa CSCĐ với các lực lượng khác và chính quyền địa phương quy định tại Điều 19 dự thảo luật chưa quy định về trách nhiệm và chế độ chính sách của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ CSCĐ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đồng thời cần bổ sung quy định về phối hợp với các cơ quan, tổ chức nước ngoài của CSCĐ được tiến hành…

Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự án Luật đã đề cập trực tiếp, khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập về quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ giống cây trồng thời gian qua, có những sửa đổi, bổ sung tương thích với cam kết và điều ước quốc tế.

Đại biểu Phạm Như Hiệp cho rằng, tại khoản 12, điều 4 về giải thích từ ngữ nói về “sáng chế, giải pháp kỹ thuật, hoặc quy trình ứng dụng, quy luật tự nhiên…” cũng là 1 sản phẩm trí tuệ. Thế nhưng tại điều 15 “các đối tượng không thuộc bảo hộ quyền tác giả” có phần “quy trình”. Theo đại biểu, “quy trình” nên để trong quyền bảo hộ tác giả bởi vì muốn có quy trình thì chúng ta phải ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới xây dựng được quy trình. Nếu như không đưa vào giải pháp bảo hộ thì sau này nguy cơ một số các sản phẩm trí tuệ của Việt Nam sẽ không có bản quyền hoặc sẽ bị nhái hoặc bị lợi dụng để thực hiện một số công việc khác, ảnh hưởng đến kinh tế và sức sáng tạo của người sáng chế, đội ngũ trí thức.

Tại điều 9, việc sử dụng thương hiệu của cơ quan, tổ chức và quyền, trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ SHTT thì rõ ràng các quyền và các thương hiệu của cơ quan tổ chức rất quan trọng, là giá trị được bảo vệ và khẳng định thương hiệu. Ví dụ như Huế có thương hiệu về áo dài, bánh Huế, Bún bò Huế (của cá nhân)… do vậy việc sử dụng thương hiệu của các cá nhân, tổ chức cũng phải được bảo vệ.

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 137.793
Truy cập hiện tại 456